05+ hành vi pháp luật cấm khi tham gia đấu thầu

Gần đây, thị trường đấu thầu nổi cộm lên nhiều vụ án và gói thầu liên quan đến vấn đề vi phạm quy định về đấu thầu, vậy những trường hợp này sẽ bị xử lý như thế nào? DauThau.info giải đáp như sau: Các hành vi vi phạm Luật đấu thầu được quy định cụ thể tại Điều 89 Luật Đấu thầu 2013, cụ thể như sau: Đưa, nhận, môi giới hối lộ. Lợi dụng chức vụ quyền hạn để can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động đấu thầu. Thông thầu Gian lận Cản trở Không bảo đảm công bằng, minh bạch Chuyển nhượng thầu… Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; Ngoài ra, những tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu còn bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu và đưa vào danh sách các nhà thầu vi phạm trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, thời gian cấm tham gia từ 6 tháng đến 5 năm tùy theo mức độ. Tại Luật Đấu thầu 2023 vừa mới ban hành cũng có nhắc đến hành vi vi phạm quy định của pháp luật về đấu thầu, hình thức xử lý tương tự với Luật Đấu thầu 2013, tuy nhiên, điểm mới của Luật Đấu thầu năm 2023 là giao cho Chính phủ quy định chi tiết điều này, vì vậy riêng Luật Đấu thầu 2023 phải chờ thêm Nghị định hướng dẫn của Chính phủ liên quan đến xử lý vi phạm đấu thầu. Lời khuyên của netvn.net là KHÔNG NÊN làm liều, vì những lợi ích trước mắt mà có những hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu. Bởi lẽ, đấu thầu là một quá trình xuyên suốt qua nhiều dự án, sẽ có rất nhiều cuộc thanh kiểm tra. Chính vì vậy, nhà thầu nên trung thực để quá trình đấu thầu được diễn ra suôn sẻ!

Không có nhận xét nào